Các Địa Điểm Du Lịch Không Thể Bỏ Qua Khi Đến Hà Nội (P1)

Các Địa Điểm Du Lịch Không Thể Bỏ Qua Khi Đến Hà Nội (P1)

Các Địa Điểm Du Lịch Không Thể Bỏ Qua Khi Đến Hà Nội (P1)

*

Đặt dịch vụ khác

Đặt xe

*
*

Đặt dịch vụ khác

Đặt xe

Các Địa Điểm Du Lịch Không Thể Bỏ Qua Khi Đến Hà Nội (P1)

Hồ Hoàn Kiếm

Hồ Hoàn Kiếm còn có tên gọi khác là Hồ Gươm, đây được xem như “Viên Ngọc Xanh” của Thủ đô Hà Nội, bao trọn các di tích cổ nối tiếng như Tháp Rùa, cầu Thê Húc và đền Ngọc Sơn. Chính vì vậy, Hồ Gươm không chỉ là địa điểm được yêu thích mà còn là một niềm tự hào của người dân thủ đô nơi đây.

Hồ Hoàn Kiếm trong xanh được hai con đường cánh cung với hàng cây xanh mát bao bọc là Đinh Tiên Hoàng và Lê Thái Tổ. Chính vì vậy, tuy nằm giữa lòng thành phố nhộn nhịp nhưng Hồ Gươm giống như một khu vườn địa đàng tách biệt, sự hiền hòa của mặt nước, không khí trong lành và không gian yên bình khiến ai cũng không muốn rời đi.

 

ho hoan kiem

 

Tháp Rùa

Tháp Rùa nổi lên và đứng sừng sững trên một gò đảo nhỏ giữa lòng hồ, kết hợp giữa kiến trúc Việt Nam và Châu Âu.  Tháp Rùa được xem là một sức mạnh huyền bí của Hồ Gươm, minh chứng cho truyền thuyết dân gian Việt Nam được lưu truyền đến ngày nay là Cụ Rùa và Gươm Báu Vua Lê.

 

thap rua ha noi

 

Đền Ngọc Sơn, cầu Thê Húc

Đảo Ngọc Sơn xưa được gọi là Tượng Nhĩ (tai voi) Tên cầu Thê Húc nghĩa là giữ lại ánh sáng đẹp của mặt trời. Cầu Thê Húc dẫn đến cổng đền Ngọc Sơn. Các nhân vật được thờ trong đền là Văn Xương Đế Quân, Lã Động Tân, Quan Vân Trường, Trần Hưng Đạo và thờ cả phật A Di Đà.

Đền Ngọc Sơn và cầu Thê Húc cong cong là một tổng thể kiến trúc cổ kính, hợp nhất với Hồ Gươm một cách hài hòa tạo cảm giác gần gũi và chan hòa giữa thiên nhiên và con người.

 

đen ngoc son cau the huc

 

Tháp Hòa Phong

Tháp Hòa Phong nằm ở bờ Đông Nam Hồ Hoàn Kiếm, trên đường Đinh Tiên Hoàng nhưng tháp không phải là công trình nằm trong quần thể Tháp Rùa. Đây là dấu tích còn sót lại của quần thể chùa Báo Ân được xây dựng cách đây hàng trăm năm và được xem là ngôi chùa bề thế, nổi tiếng nhất Hà thành thế kỉ 19.

Tháp Hoà Phong có bốn mặt tầng hai có hình bát quái. Bát quái ban đầu là công cụ chỉ phương hướng, theo vũ trụ quan Trung Hoa. Tháp Hòa Phong là tổng hợp những quan niệm về vũ trụ của Phật giáo.

 

thap hoa phong

 

Chùa Một Cột

Tọa lạc ở phố Chùa Một Cột (quận Ba Đình - Hà Nội), ngay gần Bảo tàng Hồ Chí Minh, Chùa Một Cột hay Chùa Mật, còn có tên khác là Liên Hoa Đài, nằm trong quàn thể chùa Diên Hựu. Đây là một trong những di tích lịch sử văn hóa lâu đời, là biểu tượng của Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến.

Chùa Một Cột có kiến trúc độc đáo với kết cấu hình vuông, nằm trên một trụ đá, phía trên gồm một hệ thống những thanh gỗ tạo thành bộ khung sườn kiên cố đỡ cho ngôi chùa dựng bên trên, giống như một đóa hoa sen vươn thẳng lên từ mặt hồ.

Năm 1962, Chùa Một Cột được xếp hạng Di tích Lịch sử kiến trúc nghệ thuật quốc gia. Vào ngày 4/5/2006, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã xác lập chùa là “Kỷ lục Việt Nam” và đề cử đến Tổ chức Kỷ lục châu Á. Ngày 10/11/2012, tại Faridabad (Ấn Độ), Tổ chức Kỉ lục châu Á đã xác nhận Chùa Một Cột là "Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất châu Á".

 

chua mot cot ha noi

 

Thành cổ Hà Nội

Cùng với kinh thành ở cố đô Huế, thành cổ Hà Nội (Hoàng Thành Thăng Long)là nơi ghi lại những dấu vết lịch sử, thời kì huy hoàng của một vương triều cũng như những nét văn hóa từ xa xưa. Thành cổ Hà Nội chính là kinh thành Thăng Long qua các thời Lý, Trần, Lê và là thành Hà Nội dưới triều Nguyễn.

Khu di tích hoàng thành có diện tích 20ha, bao gồm khu khảo cổ học 18 Hoàng Diệu và các di tích còn sót lại trong khu di tích Thành cổ Hà Nội như Bắc Môn, Đoan Môn, Hậu Lâu, rồng đá điện Kính Thiên, nhà con rồng, nhà D67 và cột cờ Hà Nội.

 

 

( Các Địa Điểm Du Lịch Không Thể Bỏ Qua Khi Đến Hà Nội Phần 2)