Các Địa Điểm Du Lịch Không Thể Bỏ Qua Khi Đến Hà Nội (P2)

Các Địa Điểm Du Lịch Không Thể Bỏ Qua Khi Đến Hà Nội (P2)

Các Địa Điểm Du Lịch Không Thể Bỏ Qua Khi Đến Hà Nội (P2)

*

Đặt dịch vụ khác

Đặt xe

*
*

Đặt dịch vụ khác

Đặt xe

Các Địa Điểm Du Lịch Không Thể Bỏ Qua Khi Đến Hà Nội (P2)

Hồ Trúc Bạch

Hồ Trúc Bạch thực chất là một phần của Hồ Tây, được tách ra từ thế kỉ 17 khi dân hai làng Yên Hoa (nay là Yên Phụ) và Yên Quang (nay là phố Quán Thánh) đắp con đê ngăn góc đông nam Hồ Tây để nuôi bắt cá. Qua thời gian, con đê có tên Cổ Ngư được sửa sang mở rộng và mang tên đường Thanh Niên cho đến bây giờ.

Hồ Trúc Bạch không chỉ là một địa danh lịch sử mà có nhiều công trình kiến trúc cổ bao quanh, gắn liền với nền văn hóa làng xã của người Việt Nam. Đền Quán Thánh – một trong Thăng Long tư trấn và chùa Châu Long – nơi tu hành của công chú Khiết Cô ở góc tây nam; Đền An Trì thờ vị anh hùng Uy Đô, là lãnh đạo nhân dân chống Nguyên.

 

ho truc bach

 

Phủ Chủ tịch

Phủ chủ tịch được xây dựng trong thời gian Pháp thuộc (từ năm 1901 đến năm 1906) nên kiến trúc được thiết kế theo văn hóa Phương Tây. Tòa nhà cao 4 tầng (kể cả tầng hầm), có một phòng lớn trang trọng ở tầng 1 với 5 vòm cửa lớn nhìn ra đường Hùng Vương.

Đây trở thành nơi làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ năm 1954, dùng để đón tiếp các đoàn khách quốc tế, các đại sứ quán từ các nước đến trình quốc thư.

 

phu chu tich

 

Quảng trường Ba Đình + Lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh

Lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh hay Lăng Hồ Chủ Tịch và còn có tên gọi thân thương khác là Lăng Bá, được chính thức khởi công ngày 2 tháng 9 năm 1973, tại vị trí của lễ đài cũ giữa Quảng trường Ba Đình Hà Nội.

Quảng trường Ba Đình, nơi ghi đậm dấu ấn thiêng liêng của lịch sử dân tộc, là nơi khai sinh nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa - nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á. Xưa, nơi đây là cổng phía tây của Kinh thành Thăng Long, trong thời gian đô hộ, Pháp đã cho xây dựng một vườn hoa nhỏ tại đây và đặt tên là Quảng trường Tròn hay Quảng trường Pugininer.

Lăng Bác uy nghiêm mà giản dị giữa Quảng trường Ba Đình lịch sử đã trở thành địa chỉ thiêng liêng, quen thuộc, hướng đến đầu tiên của du khách mỗi khi tới Thủ đô Hà Nội.

 

quang truong ba dinh

 

Nhà sàn Bác Hồ

Nhà sàn Bác Hồ nằm trong khuôn viên khu vườn Phủ Chủ tịch và là nơi Bác đã làm việc trong 11 năm cuối cùng. Ngôi nhà đã thể hiện hất tất cả phong cách sống giản dị của Bác.

Nằm khiêm tốn dưới những tán cây, ngôi nhà được thiết kế giống với nhà sàn trên chiến khu Việt Bắc và được làm bằng gỗ dổi- một loại gỗ thông thường trong xây dựng thời đó, mái nhà được lợp ngói đơn giản.  Trước nhà là một vườn hoa nhỏ, trồng nhiều loại hoa dại, phía trước hàng dâm bụt là một hồ sen.

Sau khi Bác Hồ qua đời, ngôi nhà sàn trở thành một di sản văn hóa vô giá của dân tộc, ngày 15/5/1975, ngôi nhà sàn Bác Hồ được xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa đặc biệt của quốc gia.

 

nha sna bac ho

 

Nhà Hát Lớn

Nhà Hát Lớn Hà Nội được chính quyền thực dân Pháp xây dựng vào thập niên đầu của thế kỉ 20, mang phong cách kiến trúc Phục Hưng và được xây dựng theo mẫu Cung Garnie - một trong 2 nhà hát opera nổi tiếng của Paris - và là một trong những địa danh kiến trúc nổi tiếng nhất của thành phố này.

Nhà hát hiện vẫn hoạt động và là địa điểm tổ chức những chương trình nghệ thuật lớn của nhiều ca nhạc sĩ, nghệ sĩ tên tuổi hàng đầu Việt Nam và nước ngoài.

 

nha hat lon

 

Các Địa Điểm Du Lịch Không Thể Bỏ Qua Khi Đến Hà Nội (P3)